Nhân viên kho vải (Linen Room Attendant) là vị trí công việc chịu trách nhiệm quản lý kho hàng vải bao gồm: đồng phục nhân viên, ga trải giường, vỏ gối, vỏ chăn, khăn khách sạn, khăn ăn… - tất cả các vật dụng là mặt hàng vải dùng trong khách sạn. Vậy bạn có biết công việc cụ thể của nhân viên kho vải khách sạn gồm những gì? “Bản mô tả công việc nhân viên kho vải khách sạn” được xuongdetkhanbong.com chia sẻ sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KHO VẢI KHÁCH SẠN
Nhiệm vụ chính |
Công việc cụ thể |
Giao đồ vải
|
- Hàng ngày, thực hiện việc giao hàng vải sạch: ga trải giường, vỏ bao gối, vỏ chăn, khăn tắm, áo choàng tắm… cho nhân viên buồng phòng; khăn bàn, khăn ăn… cho nhân viên bộ phận nhà hàng.
- Thực hiện việc giao hàng vải bẩn nhận được từ nhân viên các bộ phận trong khách sạn, đồ cần giặt là của khách cho nhân viên giặt là hoặc bên dịch vụ giặt là.
- Giao đồ giặt là sạch cho nhân viên buồng phòng mang trả cho khách.
- Cấp phát đồng phục làm việc theo từng bộ phận cho nhân viên mới của khách sạn, cấp đồng phục mới cho nhân viên đang làm tại khách sạn.
- Lưu ý kiểm đếm số lượng kỹ càng – lưu số liệu vào sổ theo dõi/ phần mềm quản lý, giao hàng quay vòng theo nguyên tắc “nhập trước, giao trước”.
|
Nhận đồ vải |
- Nhận hàng vải bẩn cần giặt là từ nhân viên buồng phòng, nhân viên nhà hàng…
- Với đồ cần giặt là của khách, khi nhận cần kiểm tra kỹ và lưu ý các yêu cầu đặc biệt để thông báo cho nhân viên giặt là.
- Nhận hàng vải đã được giặt sạch từ bộ phận giặt là để bảo quản trong kho vải.
- Nhận hàng vải mới, đồng phục được nhập về để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn, kiểm tra – đảm bảo chất lượng hàng vải đạt yêu cầu.
- Lưu ý kiểm đếm kỹ số lượng và lưu số liệu vào sổ ghi chép/phần mềm quản lý kho vải.
|
Sắp xếp đồ vải sạch |
- Phân loại hàng vải sạch theo đúng chủng loại, phân loại hàng vải bị rách cần sửa.
- Thực hiện viện gấp hàng vải cùng chiều ngay ngắn, hướng nếp gấp vào trong để dễ kiểm tra số lượng, sắp xếp tại giá quy định.
- Thực hiện việc khâu – may vá các hàng vải cần sửa trước khi sử dụng.
|
Bảo quản đồ vải |
- Thường xuyên kiểm tra các giá để hàng vải sạch, đảm bảo không có sâu bọ, côn trùng…
- Thực hiện vệ sinh kho vải sạch sẽ, đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ - độ ẩm, các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
|
Kiểm kê kho đồ vải |
- Định kỳ thực hiện việc kiểm kê kho vải của khách sạn, phân loại những đồ vải không thể sử dụng được nữa.
- Lập báo cáo kiểm kê, đề xuất nhập hàng vải mới, trình lên quản lý bộ phận.
|
Các công việc khác |
- Phối hợp với các bộ phận liên quan đáp ứng, xử lý các yêu cầu của khách.
- Lưu các thông tin công việc chưa thực hiện kịp vào sổ bàn giao ca; thực hiện các công việc tồn đọng từ ca trước.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới của bộ phận.
- Làm các báo cáo công việc định kỳ theo yêu cầu.
- Lưu giữ các chứng từ - tài liệu liên quan đến công việc cẩn thận và chuyển giao cho các bên liên quan khi được yêu cầu.
- Tham gia các cuộc họp định kỳ của bộ phận.
- Báo cáo các tình huống đặc biệt cho quản lý và thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
|
>>> Xem thêm: Tại sao Housekeeping phải tiến hành kiểm tra và bảo quản hàng vải trong khách sạn?
Do đặc thù công việc, nên các khách sạn hiện nay thường ưu tiên tuyển nhân viên kho vải là nữ. Mỗi khách sạn có những yêu cầu khác nhau khi tuyển dụng vị trí công việc này, có khách sạn chấp nhận ứng viên chỉ cần tốt nghiệp THPT nhưng cũng có đơn vị yêu cầu ứng viên ít nhất phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về kế toán.
Lê Mỵ
25/12/2021